Không chỉ riêng laptop, Bluetooth 5.2 cũng dần phổ biến hơn ở một số thiết bị điện tử khác. Đó có thể là iPad, tablet,… Kết nối Bluetooth là điều không còn xa lạ gì nữa trong các thiết bị công nghệ. Và Bluetooth 5.2 như một bước tiến mới mà Bluetooth mang lại. Được biết, bước tiến này của Bluetooth nhận được sự đánh giá tốt từ nhiều người dùng. Bluetooth 5.2 là công nghệ tiên tiến, ưu việt hơn so với các công nghệ trước đó. Bạn có muốn tìm hiểu về công nghệ Bluetooth 5.2 này không? Nếu có thì xem tiếp bài viết này nhé.
Mục Lục
Công nghệ Bluetooth 5.2 là gì?
Chuẩn Bluetooth 5.2 là công nghệ hỗ trợ sự trao đổi dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị thông minh như điện thoại, laptop, loa,… Nó được Bluetooth SIG (tổ chức giám sát; sau đó cấp phép các tiêu chuẩn liên quan đến Bluetooth lên các thiết bị) giới thiệu vào năm 2020 tại CES 2020 (Consumer Electronics Show – Triển lãm điện tử tiêu dùng).
Ở chuẩn này sẽ truyền đi một lượng thông tin lớn với mức băng thông và công suất thấp thông qua code LC3 ( chuẩn sử dụng công nghệ low-energy. Nó sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn). Từ đó dẫn đến thông tin được nén nhiều hơn ở phía đầu vào, nhưng được giải nén ở phía đầu ra nên hiệu quả làm việc của nó đạt tối đa.
Những điểm nổi bật của Bluetooth 5.2
Có nhiều phiên bản Bluetooth khác nhau và mỗi phiên bản đã được cải tiến để có kết nối nhanh và ổn định. Với chuẩn Bluetooth 5.2 mang một số cải tiến nổi bật như sau:
Giao thức thuộc tính nâng cao EATT
Giao thức thuộc tính nâng cao EATT (Enhanced Attribute Protocol) là giao thức hỗ trợ đồng thời. Nó xen kẽ giữa L2CAP (Layer 2 Connection and Adaptation Protocol – Giao thức thích ứng) và Đơn vị truyền tối đa ATT (Attribute-protocol), điều này cho phép người dùng kết nối Bluetooth từ nhiều thiết bị tới một nguồn, tăng tính ổn định. Sản phẩm Laptop HP 245 G8 R5 5500U (469W1PA) là một ví dụ điển hình cho thiết bị sử dụng chuẩn Bluetooth này.
Kênh đẳng thời ISOC
Kênh đẳng thời ISOC (Isochronous Channels) giúp giảm độ trễ rất nhiều cho những cặp tai nghe dạng True Wireless hay laptop có trang bị chuẩn 5.2, đồng bộ hóa tốt chất lượng âm thanh, tăng trải nghiệm trong việc xem phim, chơi game đạt chất lượng cao.
Kiểm soát nguồn LE
LE là viết tắt của “năng lượng thấp (low-energy)”. Như tên gọi của tính năng này, LE sẽ truyền dữ liệu (âm thanh) qua các thiết bị với mức năng lượng thấp. Điều này sẽ làm giảm kích thước của pin dẫn đến kích thước tổng thể của sản phẩm cũng giảm. Đây là yêu cầu thiết yếu cho các sản máy tính xách tay hiện đại ngày nay.
Với tính năng LE Power Control mới (LEPC), thiết bị nhận giám sát mức tín hiệu (RSSI) từ một thiết bị được kết nối có thể yêu cầu thay đổi mức công suất phát cảu thiết bị ngang hàng được sử dụng theo một trong hai hướng. Một máy phát cũng có thể thay đổi công suất phát một cách tự nguyện và chuyển tiếp thông tin đó đến máy thu. Việc sử dụng LEPC và giữ RSSI trong phạm vi tối ưu của bộ thu mang lại một số lợi ích bao gồm:
- Kiểm soát ổn định và tốt hơn chất lượng của tín hiệu.
- Giảm tỷ lệ lỗi khi nhận tín hiệu.
- Cải thiện khả năng hòa nhập với các tín hiệu khác trong băng tần 2,4 GHz, bao gồm cả các tín hiệu khác ngoài Bluetooth (chẳng hạn như Wi-Fi và Zigbee).
Hỗ trợ cho tính năng này là tùy chọn. Nhưng nếu hai thiết bị hỗ trợ tính năng này, thì chúng phải sử dụng nó để kiểm soát quản lý năng lượng.
Truyền lại
Việc truyền lại dữ liệu được hỗ trợ bởi các kênh Isochronous. Nhưng chúng khác nhau giữa truyền thông hướng kết nối và truyền thông không kết nối. Trong trường hợp Broadcast Isochronous Streams, việc truyền lại được gửi bởi Master; nhưng không bị ảnh hưởng từ slave. Và trong trường hợp Connected Isochronous Streams, truyền lại được gửi khi một Slave không nhận một gói.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên tại đây để cập nhật tin tức công nghệ mới nhất nhé.