Công nghệ kết nối vệ tinh cho phép các cuộc gọi và tin nhắn hoạt động bình thường tại vùng không có sóng di động làm người dùng háo hức đứng ngồi không yên. Nhưng giữa lúc các thông tin xoay quanh series tiếp nối sự thành công vang dội của iPhone 12 vào năm 2021 vừa rồi đang bùng nổ thì cũng một số đồn đoán khiến người dùng hoang mang: Apple có thể đang gặp sự cố với chuỗi cung ứng. Bởi nguồn cung cấp linh kiện trở nên kém ổn định, thế tiến độ sản xuất iPhone 13 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều người lo ngại việc này dẫn đến số lượng máy sản xuất không đạt dự kiến có thể đẩy giá iPhone 13 lên cao.
Mục Lục
Tính năng nhắn tin, gọi điện trên iPhone 13 nhận được nhiều sự mong đợi từ người dùng
Đầu tuần này, nhà phân tích Ming-Chi Kuo tiết lộ iPhone 13 có thể liên lạc qua vệ tinh. Tức là gọi điện được mà không cần mạng di động. Tuy vậy, thông tin sau đó cho thấy tính năng này chỉ dành cho mục đích khẩn cấp. Trường hợp thứ nhất là gửi “tin nhắn khẩn cấp thông qua vệ tinh” đến một số liên lạc được cài trước như người thân, bạn bè. Hoặc dịch vụ ứng cứu khi đang gặp nguy hiểm tại khu vực không có sóng.
Tin nhắn này sẽ bị giới hạn độ dài ký tự. Ngoài ra, iMessage sẽ hiển thị các bong bóng hội thoại màu xám thay vì màu xanh lá cây hoặc xanh dương như thông thường.Trường hợp thứ hai sẽ cho phép người dùng báo cáo khi gặp nguy hiểm, chẳng hạn như tai nạn máy bay, hoả hoạn và chìm tàu.
Hạn chế của tính năng kết nối vệ tinh
Tính năng cứu người này có vẻ rất hữu dụng. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế. Cụ thể, để kết nối với vệ tinh, người dùng sẽ phải đi bộ theo một hướng nhất định dựa trên chỉ dẫn của điện thoại vì kết nối sẽ không có ngay lập tức. Mặc dù Apple đã trang bị phần cứng cho tính năng kết nối vệ tinh trên iPhone 13, nhưng nguồn tin từ Bloomberg nhận định công nghệ này sẽ không khả dụng cho đến năm 2022. Bên cạnh đó, ứng dụng này có thể bị thay đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, Bloomberg nhận định người dùng iPhone không nên quá trông chờ vào tính năng gọi điện không cần mạng.
iPhone 13 dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 9. Với các thay đổi được dự đoán như thiết kế nâng cấp với phần khuyết nhỏ hơn; camera dày kèm màn hình phụ sau lưng; cùng bộ sưu tập màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, hiện Apple đang gặp vấn đề nghiêm trọng với chuỗi cung ứng. Số phận của iPhone 13 vẫn chưa được xác định.
Tiến độ sản xuất iPhone 13 bị ảnh hưởng nghiêm trọng
MLCC là những tụ điện cực nhỏ với hiệu suất và kích thước khiến chúng trở nên lý tưởng cho các thiết bị điện tử bị giới hạn không gian như iPhone. Trang AppleInsider cho biết, các nhà cung cấp tụ điện gốm đa lớp (multilayer ceramic capacitors – MLCC) của Apple đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của Covid-19 trong nhà máy. Khiến nguồn cung cấp linh kiện quan trọng được sử dụng cho iPhone 13 bị khan hiếm. Murata Manufacturing là nhà sản xuất MLCC lớn nhất thế giới. Họ đã đóng cửa một nhà máy vào tuần cuối cùng của tháng 8 vừa qua do Covid-19. Murata. Đối tác này chiếm 40% nguồn cung cấp linh kiện toàn cầu. Báo cáo 98 trường hợp tại nhà máy lớn nhất của họ ở Fukui, Nhật Bản dương tính với Covid-19.
Theo Wall Street Journal, công ty Taiyo Yuden đã gặp phải các vấn đề liên quan vào tháng 8. Do chính phủ Malaysia yêu cầu chỉ hoạt động với 60% lao động. Biện pháp phòng ngừa này được áp dụng đã khiến nhà sản xuất phải giảm quy mô sản xuất xuống. Chỉ còn hơn 80% công suất.
Cả Murata và Taiyo Yuden đều có tên trong danh sách chuỗi cung ứng của Apple. Nguồn MLCC thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tất cả các thiết bị của Apple. Trong đó có iPhone 13. Theo TrendForce, sản lượng giảm của Taiyo Yuden khiến công ty mất thêm 5 đến 10 ngày để giao các đơn đặt hàng. Điều này một phần là do công ty mất thêm thời gian tìm tài xế xe tải đã được tiêm phòng và các thủ tục cho máy bay vận chuyển.