Đức đề xuất kéo dài thời gian hỗ trợ cho smartphone lên tới 7 năm

Đức là một trong số ít những quốc gia luôn dành nhiều sự quan tâm tới việc quản lý thị trường điện tử – công nghệ, nhằm đảm bảo những lợi ích tối đa của người dân, cũng như quản lý các vấn đề rác thải công nghệ.

Chính phủ Đức mới đây cũng đã đưa ra đề xuất mới yêu cầu các nhà sản xuất smartphone phải cung cấp 7 năm cập nhật bản vá bảo mật cho điện thoại thông minh, đồng thời trong khoảng thời gian này, các linh kiện thay thế cho smartphone cũ sẽ vẫn phải có sẵn và được cung cấp cho người dân “với mức giá hợp lý”. Khoảng thời gian 7 năm này dài hơn 2 năm so với đề xuất của Uỷ ban châu Âu đã đưa ra trước đó.

Thách thức mới đặt ra đối với các nhà sản xuất smartphone

Trong hầu hết các trường hợp, nhà sản xuất smartphone chỉ cung cấp 3 năm cập nhật bản vá bảo mật cho smartphone của mình, với Samsung con số này là 4. Bởi vậy, ngay cả việc Uỷ ban châu Âu đề xuất với khoảng thời gian 5 năm thì đây cũng là một thách thức đối với bất cứ thương hiệu smartphone nào. Hiện tại, đa số flagship Android mới nhận được các bản cập nhật nhanh nhất và được hỗ trợ lâu dài. Trong khi đó smartphone dòng trung hoặc giá rẻ thường sẽ bị bỏ rơi chỉ sau 1 tới 2 năm ra mắt.

Thách thức mới đặt ra đối với các nhà sản xuất smartphone
Thách thức đặt ra đối với các nhà sản xuất smartphone khi đề xuất của Đức được thông qua

Heise Online cho biết thêm rằng hiệp hội công nghiệp DigitalEurope; bên đại diện cho các thương hiệu như Samsung, Huawei và Apple; đang phản đối đề xuất này của Đức. Cụ thể hơn, DigitalEurope cho rằng việc cung cấp ba 3 bản vá bảo mật và 2 năm cập nhật hệ điều hành hàng năm; hiện nay vẫn là tiêu chuẩn bắt buộc và không cần phải thay đổi.

Đề xuất cung cấp bản cập nhật kéo dài trong 7 năm cho người dùng

Bên cạnh nhà sản xuất smartphone thì các nhà sản xuất chipset và các nhà cung cấp dịch vụ cho smartphone. Họ cũng sẽ phải hợp tác; để có thể cung cấp các bản cập nhật kéo dài trong 7 năm cho người dùng. Nếu đề xuất này được thông qua, không chỉ tại Đức mà người dùng tại nhiều thị trường khác trên thế giới; cũng sẽ có thể nhận được 7 năm cập nhật cho smartphone của mình. Điều này có vẻ sẽ là một khó khăn không hề nhỏ đối với bất cứ nhà sản xuất nào; đặc biệt là với các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

Đề xuất cung cấp bản cập nhật kéo dài trong 7 năm cho người dùng
Đức đề xuất cung cấp các bản cập nhật kéo dài trong 7 năm cho người dùng

Tuy nhiên, để đáp ứng được đề xuất của Đức cũng như Uỷ ban châu Âu. Không chỉ có riêng nhà sản xuất smartphone mà còn phải có sự hợp tác của nhà sản xuất chipset. Cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ cho smartphone cũng sẽ phải mở rộng thời gian hỗ trợ cho từng dòng máy. Đây sẽ là một thách thức lớn cũng như tiêu tốn nhiều chi phí; để có thể duy trì cập nhật cho nhiều dòng máy trong một thời gian dài.

Những đề xuất khắt khe cho nhà sản xuất smartphone

Đức muốn các nhà sản xuất phải có khả năng cung cấp bất kỳ linh kiện thay thế cần thiết nào trong vòng tối đa 5 ngày làm việc, không được lâu hơn. Bởi theo họ, thời gian đợi sửa chữa kéo dài; điều này có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang mua thiết bị mới để sử dụng. Thay vì chờ đợi thiết bị hiện được sửa xong. Nếu mốc thời gian 5 ngày không được đáp ứng; phía nhà sản xuất phải có chính sách thay mới thiết bị cho khách hàng. Đây rõ ràng đều là những quy định hết sức khắt khe.

Ngoài ra, Đức cũng ủng hộ kế hoạch của EC trong việc áp dụng nhãn năng lượng; và chỉ số sửa chữa cho từng thiết bị điện tử cụ thể. Chính sách này có thể giúp tăng độ tin cậy và khả năng sửa chữa của smartphone; góp phần giảm bớt rác thải công nghệ và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ủy ban Châu Âu đang tiếp nhận các đề xuất dưới sự tư vấn của các nhà lập pháp cũng như giới chuyên gia. Tất cả sẽ “phải được thảo luận một cách kỹ lưỡng và hợp lý”. Bởi những chính sách này tuy có lợi cho các nhà quản lý và người tiêu dùng; nhưng chắc chắn sẽ khiến doanh số smartphone sụt giảm vì người dùng sẽ hạn chế thay đổi thiết bị.

Tìm hiểu thêm thông tin thú vị về công nghệ để cập nhật những tin tức mới nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)