Email Marketing ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm kênh tiếp thị và bán hàng. Thế nhưng không phải chiến dịch nào của doanh nghiệp cũng đạt được kết quả như mong đợi. Nếu bạn đã có một sản phẩm tốt, giá đủ cạnh tranh thì vấn đề nằm chính ở khâu phân phối và truyền thông. Một Email Marketing để đảm bảo thu hút và đủ sức giữ chân khách hàng cần đảm bảo một yếu tố nhất định. Chúng tôi đã tổng hợp những lưu ý đó ngay trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy theo dõi để rút kinh nghiệm cho những chiến dịch truyền thông sử dụng Email Marketing nhé!
Mục Lục
Email Marketing là gì?
Email Marketing (tiếp thị qua email) là hình thức doanh nghiệp sử dụng Email (thư điện tử) để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng nhằm duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và nâng cao doanh thu hiệu quả. Cũng giống như gửi tin nhắn marketing trực tiếp qua thư (direct mail) thì Email Marketing là cách mà doanh nghiệp tiếp thị trực tiếp. Tuy nhiên, nếu như so sánh thì hiệu quả marketing qua email đem lại sẽ tốt hơn nhiều bởi tốc độ truyền tải vượt trội trên Internet và chi phí thấp hơn, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Bạn cần tạo độ tin cậy tên miền
Thường thì khi gửi email đến khách hàng, doanh nghiệp sẽ sử dụng email chứa tên miền (domain) để gửi. Ví dụ: [email protected] lúc này Vincentdo là tên của tôi và gtvseo.com là tên miền của website tôi. Nhưng đôi khi cũng vì vài lý do củ chuối nào đó mà email của bạn bị đánh dấu spam. Tất nhiên rồi thì nằm chễm chệ ở “Hộp thư đến” thì mail của bạn sẽ ngồi một góc ở thư mục Spam.
Để kiểm tra được email của bạn có nằm trong danh mục Blacklist của công cụ lọc mail hay không, hãy kiểm tra chúng tại https://mxtoolbox.com. Khi đó có 2 trường hợp: Tên miền của bạn sạch, lúc này tránh tình trạng spam điên đảo vào hộp thư của khách hàng. Bạn sử dụng tên miền không tốt. Lúc này hãy đổi tên miền của mình. Song song đó, các yếu tố cần lưu ý khi sử dụng email marketing như công cụ gửi mail hay sever cũng sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của màn hình. Việc này tôi cũng đã “dính chưởng” khi sử dụng công cụ gửi mail tự động. Nhưng trước đây công cụ này bị Google đánh giá spam email nên mail của tôi cũng bị công cụ cho vào “Spam”.
Địa chỉ dùng gửi mail cần đảm bảo tính chuyên nghiệp
Như đã đề cập bên trên, thường thì gửi mail bạn nên dùng Email có đuôi của tên doanh nghiệp như [email protected]. À tại sao tôi cứ lấy cái địa chỉ mail kia làm ví dụ? Đơn giản vì doanh nghiệp hiện nay khá thích sử dụng các địa chỉ như: [email protected], [email protected],… đại loại vậy. Nhưng thường các địa chỉ vậy sẽ rất dễ bị đánh dấu spam. Việc sử dụng tên riêng làm địa chỉ email của bạn sẽ có những lợi thế như:
- Tạo sự chuyên nghiệp
- Tránh bị Spam
- Khiến người nhận cảm thấy đang trao đổi với “người có tên tuổi thực sự”
Những lưu ý về danh sách nhận mail
Trong Email Marketing có một thuật ngữ là Bounce Rate – Tỷ lệ mà Email gửi nhưng không đến được người nhận (mail không có thật, mail không hoạt động). Tỷ lệ này nên ở mức 5% là tốt nhất, nghĩa là 100 mail bạn gửi đi thì BR chỉ nên là 5 mail. Tuy nhiên, những bạn nào mới bắt đầu với Email Marketing thi tỷ lệ này khá cao. Vấn đề này thường xảy ra do các lý do sau:
Kiểm tra xem danh sách Email có chất lượng hay không
Các doanh nghiệp hiện nay vẫn có xu hướng đi mua data là các danh sách email. Thực chất thì chất lượng data này khá thấp (không đúng tệp khách hàng, email ảo, email giả,..). Hoặc khi doanh nghiệp triển khai các promote, chiến dịch để nhận Email từ khách hàng. Nhưng khách hàng lại cung cấp một Email giả (email 10p sử dụng 1 lần). Do đó danh sách Email không chất lượng sẽ dẫn đến mức độ mail hỏng sẽ tăng. Chúng tỉ lệ thuận với nhau.
Bạn cần biết danh sách Email có được chấm điểm không
Việc chấm điểm và phân loại danh sách Email là rất quan trong. Tiếc là ít doanh nghiệp hay chính bạn bỏ quên điều này. Bạn đã bao giờ tự hỏi là: “bao nhiêu người nhận được mail mà họ thực sự thích mail đó?” “mức độ người nhận tương tác như thế nào?”,… Hiện tại thì các dịch vụ Email Marketing chuyên nghiệp sẽ có công cụ đo lường được các chỉ số trên. Các đơn vị cung cấp dịch vụ thường sẽ sử dụng các công cụ chuyên nghiệp như MailChip, HubSpot,..Các công cụ này đều có ưu điểm như:
- Lưu trữ số lượng Email lớn
- Đo lường, tracking và phân tích Email gửi đi. Gửi report trực quan dễ hiểu để theo dõi
- Tích hợp đa kênh như web, mail, facebook, điện thoại,..
- Khả năng tích hợp tuyệt vời với rất nhiều phần mềm khác nhau: Dropbox, Google Chrome, Pipedrive CRM, SugarCRM, Bigcommerce, Gravity Forms, Base CRM, Google Dynamics,…
Nhưng để công ty vừa và nhỏ mua sử dụng các công cụ này thì chi phí khá đắt đỏ. Do đó, việc sử dụng dịch vụ Email Marketing để phân khúc danh sách mail, cá nhân hóa mail gửi đi, nuôi dưỡng khách hàng, đo lường gửi report, phối hợp đa kênh để push sale (đẩy doanh số bán hàng lên cao),…là điều tối ưu nhất.
Có phải email bạn gửi không có thêm nút cho phép hủy theo dõi?
“Nếu không hợp hãy nói lời chia ly”. Khi mà người nhận không thấy hứng thú về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Đừng bắt họ tiếp tục nhận thông tin thêm nữa nếu không muốn bị họ đánh dấu Spam. Giải quyết cũng đơn giản thôi, bạn chỉ cần thêm dòng chữ “tôi không muốn nhận tin” hoặc “unsubscribe” vào cuối email. Tránh sử dụng hình ảnh vì đôi khi có vấn đề gì đó mà bên phía họ không load được hình ảnh. Nhưng đừng làm nó quá nổi bật. Hãy cho bản thân mình một cơ hội, nếu Email lần sau có thể hữu ích với họ.
Đảm bảo về chất lượng email gửi đi
Những yếu tố về hình thức
“Con người có xu hướng thích cái đẹp”. Email mà bạn gửi đến khách hàng chắc chắn cũng phải vậy. Nội dung của bạn cần được trình bày và tôn lên nhờ mẫu thư đẹp mới có thể gây ấn tượng tốt với người nhận. Các template dễ nhìn, banner vừa phải và nên nằm gọn trong vùng hiển thị. Chắc hẳn bạn cũng đã biết là con người sẽ nhìn từ trái sang phải, do đó bạn nên đặt logo ở ngay tiêu đề chính với kích thước vừa phải. Lúc này người đọc vừa lướt qua tiêu đề họ có thể nhìn thấy được thông điệp bằng hình ảnh.
Ngoài ra một vài thông tin lưu ý khi trình bày email là nên để ý đến kích thước chữ sao cho dễ đọc nhưng không được quá lớn; màu sắc cũng nên tuân theo Brand Guideline của công ty sao cho người nhận có nhận thức về thương hiệu tốt nhất. Email cũng nên thiết kế sao cho không gây rối mắt. Bố cục hình ảnh, text, call to action,.. nên hài hòa dễ nhìn.
Những yếu tố về nội dung
Điểm đặc biệt của Email Marketing là bạn “thả thính” nhiều người nhưng người nhận luôn nghĩ rằng họ là duy nhất, là đặc biệt trong mắt bạn. Muốn điều này hoạt động bạn cần cá nhân hóa nội dung gửi đến cho người nhận (dùng cách xưng hô bạn – tôi. Song song đó, nội dung cung cấp cho khách hàng phải thật giá trị. Tiêu đề nên gây kích thích cho người đọc nhưng hạn chế giật tít quá đà, chắc chắn cũng phải liên quan đến nội dung email rồi.
Đảm bảo yếu tố về thời điểm và tần suất gửi
Một lưu ý khi sử dụng email marketing khác đó là thời điểm gửi Email cũng rất quan trọng. Bạn nên có một cuộc nghiên cứu và đánh giá tệp khách hàng của mình. Lúc này bạn sẽ biết họ có xu hướng mở mail thời điểm nào nhiều nhất. Ví dụ đối tượng văn phòng sẽ có xu hướng mở mail vào 8-9h sáng. Nhưng đối tượng sinh viên thì họ không có xu hướng kiểm tra email định kỳ như vậy mà thường là vào cuối tuần. Tần suất gửi cũng nên giãn cách sao cho hợp lý, nếu bạn gửi quá nhiều cũng rất dễ bị đánh dấu Spam. Và người nhận họ cũng chẳng hứng thú với nội dung gửi liên tục như vậy.
Kết luận chung
Sức mạnh của Email Marketing đã quá rõ ràng, chắc hẳn bạn cũng đã biết. Nhưng để phát huy hết tác dụng của công cụ này bạn cần lưu ý vài vấn đề nhé. Điều mà tôi đã chia sẻ ở trên chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn – những lưu ý khi sử dụng email marketing.
Tôi nghĩ qua bài viết này bạn cũng đã đúc kết được khá nhiều lưu ý khi sử dụng Email Marketing rồi đúng không nào. Nếu bạn còn băn khoăn về dịch vụ Email Marketing hoặc chưa thực sự hiểu rõ bản chất của phương pháp Marketing này. Hãy tìm hiểu thêm các bài viết của tôi nhé!