Cùng tìm hiểu về công nghệ Rec.709 trong màn hình laptop

Người dùng thường quan tâm đến một số yếu tố về hiển thị của màn hình máy tính. Đó có thể là màu sắc hiển thị, phổ màu rộng, độ nét màn hình,… Hiện nay, người ta thường căn cứ vào công nghệ Rec.709 để đánh giá sự ưu việt của màn hình laptop. Dần dần, Rec.709 trở thành tiêu chuẩn cơ bản cho các dòng laptop phổ thông. Vậy tiêu chuẩn Rec.709 này là gì? bạn có tò mò muốn tìm hiểu về công nghệ này không? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ rõ hơn, cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu về gam màu

Gam màu là dải màu trong không gian có chung đặc điểm nhất định mà con người có thể nhìn thấy được. Một thiết bị như laptop, máy chiếu hoặc màn hình máy tính có thể biểu diễn được màu sắc đó. Nó giúp xác định các giới hạn thể hiện màu sắc của thiết bị đó.

Gam màu còn được mô tả bằng giản đồ màu CIE. Trong đó gam màu được biểu diễn bởi hình bằng hình dạng tương tự như móng ngựa. Ở góc dưới cùng bên trái của hình tam giác đại diện cho “xanh lam nhất” mà gam màu nhất định có thể hiển thị. Góc dưới cùng bên phải đại diện cho “đỏ nhất”. Góc trên cùng đại diện cho “xanh lục nhất”. Còn khu vực được bao bọc bởi những điểm này bao gồm toàn bộ gam màu.

Tiêu chuẩn Rec.709 là gì?

Rec.709 (còn được gọi là BT.709) là một thông số kỹ thuật tiêu chuẩn do ITU-R phát triển để tiêu chuẩn hóa nhiều khía cạnh của truyền hình độ nét cao (HDTV), bao gồm số điểm ảnh, tốc độ khung hình, biểu diễn kỹ thuật số, màu chính. Nó được phát triển vào năm 1990 để xác định màu sắc cho thị trường truyền hình độ nét cao ở thời điểm hiện tại. Biểu diễn bằng giản đồ CIE, Rec.709 được thể hiện là hình tam giác nằm trong gam màu hình móng ngựa như hình vẽ bên dưới:

Rec.709 (còn được gọi là BT.709) là một thông số kỹ thuật tiêu chuẩn do ITU-R phát triển
Rec.709 (còn được gọi là BT.709) là một thông số kỹ thuật tiêu chuẩn do ITU-R phát triển

Phạm vi màu của Rec.709 có phần hạn chế tuy nhiên màu sắc lại sống động như thật. Nó phù hợp với nhu cầu của người dùng trên các thiết bị máy chiếu; laptop hay màn hình TV,… Cho nên đây là giải pháp lý tưởng cho các nhà sản xuất trong lựa sử dụng gam màu.

Còn là tiêu chuẩn của TV độ nét cao

Ngoài ra ITU-R còn phát hành Rec.2020. Nó như một phiên bản nâng cấp cho Rec.709. Đây là một tiêu chuẩn cho truyền hình độ nét cực cao (UHDTV) với hai định dạng hình ảnh tiêu chuẩn là 3840 × 2160 (“4K”) và 7680 × 4320 (“8K”); bao gồm độ phân giải hình ảnh, tốc độ khung hình với tính năng quét liên tục màu gốc.

Mặc dù tiêu chuẩn này được các nhà sản xuất hướng tới nhưng giá thành luôn đi đôi với chất lượng. Do đó tiêu chuẩn TV độ nét cao Rec.709 vẫn được cho là giải pháp phổ thông trên các sản phẩm màn hình latop, máy chiếu mà người dùng tìm kiếm.

Rec.709 còn là tiêu chuẩn của TV độ nét cao
Rec.709 còn là tiêu chuẩn của TV độ nét cao

Tìm hiểu về ITU-R – nơi khai sinh Rec.709

ITU-R là một trong ba đơn vị của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU. ITU-R chịu trách nhiệm thực thi các mục tiêu của ITU liên quan đến thông tin vô tuyến. Cụ thể là việc bảo đảm sử dụng hợp lý, công bằng, có hiệu quả và tiết kiệm phổ tần số vô tuyến điện và quĩ đạo vệ tinh. Mục tiêu của ITU-R là đảm bảo chắc chắc các hoạt đông thông tin vô tuyến; sao cho các hoạt động không bị can nhiễu lẫn nhau.

Nhiệm vụ của ITU-R gồm có:

  • Tổ chức các Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới và khu vực và chấp thuận  Thể lệ vô tuyển, thỏa thuận khu vực về sử dụng phổ tần vô tuyến.
  • Phát triển ITU-R theo các khung kế hoạch nghiên cứu do Hội đồng yêu cầu về các vấn đề kỹ thuật và quy trình hoạt động của các hệ thống và dịch vụ thông tin vô tuyến
  • Điều phối Các nguồn lực để giảm tối đa các can nhiễu có hại giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước
  • Cập nhật Kế hoạch tổng thể đăng ký Tần số quốc tế
  • Thiết lập các cơ chế, cung cấp thông tin, hội thảo và tham gia vào việc quản lý tần số ở cấp quốc gia.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên tại đây để cập nhật tin tức công nghệ mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)