Domain Rating có ý nghĩa như thế nào trong quá trình SEO?

Domain Rating là một chỉ số quan trọng thường được quan tâm mỗi khi triển khai hoạt động backlink. Với các SEOers lâu năm thì chả còn xa lạ gì với Domain Rating (DR) này nữa rồi. Thông thường, người ta hiểu hiểu chỉ số Domain Rating như là một chỉ số uy tín trang web. Qua bài viết này chúng mình sẽ đi sâu để tìm hiểu xem Domain Rating là gì? Có các cách nào để tăng chỉ số DR thật hiệu quả không? Từ đó sẽ giúp mọi người có kiến thức  đầy đủ nhất về thuật ngữ Domain Rating nhé.

Khái niệm Domain Rating?

Domain Rating (hay DR) là chỉ số thể hiện sức mạnh của hồ sơ backlink so với tất cả những website khác trên thang điểm 100 theo xếp hạng của Ahrefs. DR là phiên bản khác của chỉ số Ahrefs Rank (AR) nhưng đơn giản hơn.

Cách thức chỉ số DR hoạt động

Về bản chất, chỉ số DR thể hiện xếp hạng của website trong bảng xếp hạng của Ahrefs. Do đó, sự so sánh website này có DR cao hơn đồng nghĩa với nó nhận nhiều link juice hơn. Vì vậy, chỉ số Domain Rating hoạt động như sau:

  • Một backlink sẽ có một website cho link và website nhận liên kết. Website cho được gọi là source domain (miền gốc). Và Miền gốc này phân chia sức mạnh link juice đồng đều cho các website nhận. Do đó, một website DR-20 liên kết với 3 tên miền khác có link juice mạnh hơn miền gốc DR-70 liên kết với hàng triệu website.
  • Ahrefs thu thập dữ liệu của tất cả tên miền trên thế giới. Sau đó thực hiện phép tính này với toàn bộ chúng và tính ra xếp hạng AR cũng như DR trên thang điểm 100.
DR thể hiện xếp hạng của website trong bảng xếp hạng của Ahrefs
DR thể hiện xếp hạng của website trong bảng xếp hạng của Ahrefs

Các lưu ý về chỉ số DR

Với chỉ số Domain Rating, bạn cần một số lưu ý như sau:

  • Xếp hạng kết quả tìm kiếm cao không nhất thiết phải có DR cao. Đó là vì kết quả thứ hạng SEO phụ thuộc vào hàng trăm yếu tố khác nhau. Vì vậy dù bạn chưa triển khai chiến lược backlink nhưng vẫn có cơ hội ranking top.
  • Số lượng backlink nhiều chưa chắc DR có giá trị cao. Bạn thực sự cần backlink chất lượng hơn là số lượng để cải thiện Domain Rating.
  • Mặc dù Domain Rating là một chỉ số thể hiện uy tín của website nhưng chỉ mang tính tương đối. Sự thật là Ahrefs là một tool SEO mô phỏng lại sự uy tín của bạn với Google. Chứ Ahrefs và Google là 2 công ty khác nhau.
  • Domain Rating hiện nay bị thao túng rất nhiều. Với những SEOer nắm được cách hoạt động của chỉ số DR, họ tìm cách khống giá trị bằng nhiều hình thức. Điển hình là link 301 redirect Google. Hoặc một số website chặn trình thu thập dữ liệu của Ahrefs.

Tìm hiểu ứng dụng của Domain Rating trong SEO

Dù sao đi nữa thì chỉ số DR vẫn được các SEOer ứng dụng rộng rãi. Domain Rating giúp so sánh mức độ uy tín giữa các website. Mặc dù mang tính tương đối, Ahrefs vẫn đang cập nhật thuật toán liên tục nhằm mô phỏng lại bảng xếp hạng site uy tín của Google. Chỉ số DR hỗ trợ chúng ta tìm được những đối thủ đang triển khai backlink tốt hơn. Từ đó lập ra kế hoạch để cải thiện và vượt mặt họ. Đánh giá tổng quan được chất lượng tên miền gốc. Cùng với một vài yếu tố cần đánh giá khác thì DR giúp cũng ta lựa chọn backlink chất lượng.

Dù sao đi nữa thì chỉ số DR vẫn được các SEOers ứng dụng rộng rãi
Dù sao đi nữa thì chỉ số DR vẫn được các SEOers ứng dụng rộng rãi

Một số câu hỏi thường gặp về DR

Q1: “Tại sao chỉ số DR của tôi cao hoặc thấp hơn nhiều chỉ số UR của tôi?”

Trong khi cả 2 chỉ số đánh giá đều dựa trên backlink, DR đánh giá dựa trên level domain. Điều này có nghĩa là nó xem xét dựa trên số lượng và cả chất lượng những miền liên kết của toàn bộ website của bạn. Trong khi đó, URL Rating (UR) đánh giá những yếu tố tương tự cho các trang riêng lẻ

Q2: “Tôi không mất bất cứ backlinks nào tại sao chỉ số DR lại rớt?”

Rất có thể, những website khác có được nhiều backlinks hơn. Hãy nghĩ theo cách này: khi một website có DR100 nhận thêm nhiều backlink, chúng ta không thể tăng DR của website đó lên 101. Thay vào đó, những trang web khác sẽ bị giảm DR xuống theo tỉ lệ. Đó là lời giải thích cơ bản tại sao website của bạn không mất bất kỳ liên kết nào DR lại giảm.

Hy vọng đến đây bạn đã nắm được Domain Rating là gì cũng như các vấn đề liên quan. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, hãy chia sẻ ngay bên dưới nhé. Điều này cũng sẽ giúp chúng tôi cải thiện thêm nội dung tốt hơn cho những bạn khác. Cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)