Hình thức quảng cáo Google Ads được tính phí như thế nào?

Chắc hẳn những người làm SEO đều đã biết đến Google Ads, thế nhưng không phải ai cũng biết được cách tính phí quảng cáo của Google Ads. Theo đó, Google Ads mang đến cho doanh nghiệp các giải pháp quảng cáo thông minh, điều này không chỉ giúp website của doanh nghiệp có thể đứng đầu trong top tìm kiếm của Google mà còn tăng số lượng đơn đặt hàng sản phẩm lên rất nhiều. Google Ads cho phép khách hàng có thể làm chủ ngân sách của mình với 4 hình thức tính phí đó là CPC, CPM, CPV và cuối cùng là CPA.

Chi phí quảng cáo Google Ads là bao nhiêu?

Phí quảng cáo được tính cho việc chuyển đổi khi người dùng thỏa mãn yêu cầu của nhà quảng cáo và giúp họ có lợi nhuận. Sẽ không có câu trả lời hoàn hảo nhất về chi phí chạy quảng cáo Google Adwords. Chi phí chạy quảng cáo Google Adwords phụ thuộc nhiều vào biến số. Google AdWords được dựa trên hệ thống đấu giá mà phần thưởng doanh nghiệp là các chiến dịch quảng cáo chất lượng cao với chi phí thấp hơn và vị trí quảng cáo tốt hơn. Ngân sách AdWords của bạn được dành sử dụng chiến thuật như lập kế hoạch quảng cáo, geotargeting, và nhắm mục tiêu thiết bị.

Chi phí quảng cáo Google Ads là bao nhiêu?
Chi phí chạy quảng cáo Google Adwords phụ thuộc nhiều vào biến số

Chi phí chạy Google Adwords trung bình cho mỗi cú nhấp chuột khoảng 3.000 vnđ đến 15.000 vnđ trên mạng tìm kiếm, tùy vào từng ngành hàng. Còn CPC trung bình trên Mạng hiển thị GDN là dưới 3.000vnđ. Các từ khóa đắt nhất trong quảng cáo AdWords có giá lên tới 300.000 vnđ đồng hoặc nhiều hơn cho mỗi lần nhấp chuột. Đây là những thường từ khóa có tính cạnh tranh cao trong các ngành như bất động sản, thiết kế thi công nội thất, xây dựng.

Các hình thức tính phí quảng cáo Google Ads

Hình thức tính phí Cost Per Click (CPC)

CPC (Cost Per Click): là cách tính phí dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. Khi quảng cáo xuất hiện trên mạng tìm kiếm hoặc các trang web đối tác của Google, khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn thì bạn phải trả một số tiền nhất định cho Google, dựa trên số tiền bạn đã đấu giá từ trước cho mỗi click.

Đây là một hình thức tiết kiệm chi phí, nhắm trúng những khách hàng có nhu cầu nên được ưa chuộng và phổ biến nhất tại Việt Nam. Hình thức này có thể sử dụng ở cả mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Nếu bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của mình thì CPC là một lựa chọn tối ưu.

Cost Per 1000 impressions (CPM)

CPM (Cost Per 1000 impressions): là cách tính phí dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị. Hình thức này chỉ xuất hiện trên hệ thống mạng hiển thị của Google. Chúng ta sẽ đấu giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị. Và Google sẽ tính chi phí theo số lần hiển thị thực tế (cứ hiển thị là mất tiền). Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là xây dựng và quảng bá thương hiệu. Nó cần xuất hiện thật nhiều trước mắt khách hàng. Thì đây là hình thức mà Google khuyên bạn nên dùng.

Tính phí với Cost Per Action (CPA)

CPA (Cost Per Action): Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn. Sau khi họ nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra.

Tính phí với Cost Per Action (CPA)
CPA là hình thức trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn

Một chuyển đổi có thể là việc một người dùng đăng ký tài khoản tại website. Họ điền vào bảng khảo sát, tải báo giá, thực hiện đặt hàng hay mua hàng… Bạn sẽ phải định nghĩa trước và khai báo với Google AdWords. Để hệ thống có thể hiểu và theo dõi chuyển đổi trên website của bạn. Đây được xem là hình thức quảng cáo cấp cao và khó sử dụng nhất trong Google. Nó được khuyến nghị dành cho các nhà quảng cáo Adwords. Những người dày dạn quan tâm đến hành động chuyển đổi.

Cost per View (CPV)

CPV (Cost per View): Đây là hình thức trả tiền quảng cáo video. Hình thức quảng cáo này cho phép quảng cáo video của bạn xuất hiện trên mạng Google Display như Youtube. Quảng cáo sẽ hiển thị bên cạnh video có liên quan. Mà khách hàng đang xem và bạn phải trả tiền cho việc này. Hình thức quảng cáo Google Adwords này sẽ không tính phí nếu người xem nhấn chạy. Hoặc tắt quảng cáo khi chưa đến thời gian bắt buộc.

Kết luận: Tùy vào mục đích quảng cáo và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo website riêng. Tuy nhiên doanh nghiệp nên kết hợp cả 4 phương thức trên. Để họ có được chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất.

Xem thêm những bài viết mới nhất về Google Ads tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)