Lí do vì sao TPM lại cần thiết cho việc nâng cấp Windows 11?

Windows 11 cũng đã ra mắt được một thời gian. Nhiều người dùng đã nâng cấp lên Windows 11 chắc cũng biết sự cần thiết của TPM trong phần cứng. Đây là yêu cầu về phần cứng mà phía Microsoft đã đặt ra cho phiên bản hệ điều hành mới nhất của mình. Nó áp dụng trên cả PC lẫn các loại laptop. Vậy TPM rốt cục là gì? Vì sao công nghệ này lại là điều bắt buộc khi nâng cấp hệ điều hành Windows 11? Trong bài viết này mình sẽ giải thích rõ về TPM cho bạn, cùng xem qua ngay bên dưới nhé.

Tìm hiểu về TPM

TPM viết tắt từ Trusted Platform Module, được sở hữu bởi Tập đoàn công nghiệp máy tính Trusted Computing Group (TCG) và được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC). TPM là tên gọi của một vi mạch (chip) được tạo ra nhằm cung cấp những chức năng an ninh và bảo mật cơ bản. Trên PC hay laptop, TPM được lắp đặt sẵn trên bo mạch chủ hoặc được nâng cấp riêng vào CPU.

TPM hiện nay có 2 phiên bản là 1.2 và 2.0. TPM 2.0 được cải tiến và nâng cấp dựa trên phiên bản trước; bao gồm những tính năng cơ bản cũ nhưng được bổ sung nhiều thuật toán và mã khóa an toàn hơn; cũng có phạm vi hỗ trợ rộng hơn cho các ứng dụng. TPM bảo vệ các khóa mã hóa và dữ liệu đăng nhập riêng tư của người dùng khỏi những phần mềm độc hại tấn công; cũng bảo vệ khỏi vấn đề sao chép thông tin.

TPM 2.0 được cải tiến và nâng cấp dựa trên phiên bản trước
TPM 2.0 được cải tiến và nâng cấp dựa trên phiên bản trước

Tại sao TPM cần thiết cho Windows 11?

Với số lượng những vụ tấn công an ninh mạng, lừa đảo; hay đánh cắp thông tin cá nhân diễn biến phức tạp hiện nay. Vấn đề bảo mật phần cứng là một trong những điều phức tạp và khó giải quyết hiện nay. Thế nên TPM sẽ trở thành một phương pháp hữu hiệu. Từ đó để ngăn chặn được một phần những vấn đề này.

Microsoft là một trong những tập đoàn ảnh hưởng nặng nề sau những vụ tấn công. Vì thế việc đưa TPM vào nhằm cố gắng thực hiện vai trò và nghĩa vụ của mình. Họ chủ động đảm bảo an toàn và bảo mật cho người dùng công nghệ. Các máy tính có TPM sẽ hạn chế được nguy cơ tấn công vì mức độ bảo vệ cao hơn.

Microsoft đã bắt đầu yêu cầu chip TPM trong những thiết bị của hãng từ Windows 10, nhưng công ty chưa buộc người dùng và nhiều đối tác thiết bị của mình kích hoạt TPM để hoạt động với Windows nhưng điều đó đã thực sự thay đổi ở Windows 11, nhằm hướng đến độ an toàn và bảo mật tin cậy hơn.

Hướng dẫn kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 hay không

  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run
  • Bước 2: Gõ tpm.msc, nhấn OK
  • Bước 3: Màn hình hiển thị TPM Manufacturer Information, nếu mục Specification Version = 2.0 thì máy tính được hỗ trợ TPM 2.0

Nếu máy tính không tìm thấy TPM tương thích, màn hình sẽ hiện như hình bên dưới, để bật TPM thì bạn phải điều chỉnh tên BIOS.​

Hiển thị của máy tính khi không tìm thấy TPM tương thích
Hiển thị của máy tính khi không tìm thấy TPM tương thích

Có nên nâng cấp lên Windows 11?

Hiện tại, Windows 11 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và bạn chỉ có thể tải Windows 11 qua chương trình Windows Insider. Vì là bản thử nghiệm nên chắc chắn Window 11 sẽ có rất nhiều lỗi và các vấn đề khác. Chính vì thế, mình khuyên các bạn hãy nên đợi bản chính thức nhé! Và nếu bạn đang mong đợi để sử dụng Windows 11 thì Microsoft cho biết họ sẽ tung ra Windows 11 cho PC vào cuối năm 2021 và trong suốt năm 2022. Đó là lúc Windows 11 sẽ ổn định nhất và bạn có thể yên tâm sử dụng trên PC của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa muốn sử dụng Windows 11 thì Windows 10 vẫn sẽ tiếp tục được hỗ trợ cho đến năm 2025. Việc cập nhật lên Windows 11 ngay lập tức không thực sự quan trọng; trừ khi bạn thực sự muốn trải nghiệm các tính năng mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)