Mô tả meta: Chỉ vài dòng chữ nhưng rất quan trọng trong SEO

Bất kỳ một người viết content cho web nào cũng cần biết khái niệm về mô tả meta. Mô tả meta hay có tên tiếng Anh là meta description. Đây là một trong số thẻ HTML dùng để cung cấp một đoạn mô tả ngắn về một bài viết hay một trang web nào đó. Thẻ mô tả meta thường ngắn, chỉ từ hai đến năm câu mà thôi. Nhưng đừng nghĩ rằng vì ngắn nên nó không quan trọng nhé. Nó sẽ là thứ mà khách hàng nhìn thấy ở trang của bạn tại kết quả tìm kiếm. Nó sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng có click nào web của bạn không đấy.

Thế nào là mô tả meta?

Meta description (tiếng Việt: Mô tả meta) là một thẻ HTML. Nó được sử dụng để cung cấp đoạn mô tả ngắn về một trang web. Trong một số trường hợp, các công cụ tìm kiếm như Google dùng đoạn mô tả này để tạo đoạn trích hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Các công cụ tìm kiếm cụ thể là Google nói rằng meta description không liên quan tới xếp hạng trên SERP. Và Google không sử dụng nó trong các thuật toán xếp hạng. Nhưng có 1 vấn đề liên quan đó là Google sử dụng CTR (tỷ lệ nhấp chuột) để đánh giá. Nếu như nhiều người tìm kiếm nhấp vào kết quả của bạn thì Google coi đây là một website tốt. Và xếp hạng vị trí sẽ cao hơn nữa. Đây là lý do tại sao tối ưu hóa meta description rất quan trọng; cũng như việc tối ưu hóa các title.

Thẻ meta description không được hiển thị trực quan trên một trang. Thế nhưng nó vẫn xuất hiện ở phần <head> trong code HTML của trang web. Ví dụ:

<head><meta name=”description” content=”Dễ Dàng: Tự Học Digital Marketing Thông Qua Hướng Dẫn Chi Tiết Về Content, Blogging, SEO, PPC, Social Media, Email & Conversion Funnels.”></head>

Thẻ meta description thường phải cung cấp thông tin và thu hút sự quan tâm của người dùng bằng một bản tóm tắt ngắn gọn, phù hợp về nội dung của một trang cụ thể.

Thẻ meta description nên cung cấp thông tin thu hút sự quan tâm của người dùng
Thẻ meta description nên cung cấp thông tin thu hút sự quan tâm của người dùng

Vì sao thẻ meta description quan trọng với SEO?

Tháng 9 năm 2009, Google đã xác nhận họ không sử dụng thẻ meta description trong xếp hạng. Điều đó có nghĩa là, mô tả meta không trực tiếp ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng của Google cho tìm kiếm trên web.

Vì meta description xuất hiện cùng với tiêu đề và URL của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm nên nó có khả năng tác động tích cực đến tỷ lệ nhấp của bạn. Nếu tỷ lệ nhấp của bạn cao và người dùng dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn, Google tin rằng nội dung của bạn là hữu ích. Sau đó, Google đẩy thứ hạng của bạn lên hàng đầu, mang lại cho bạn khả năng hiển thị và chú ý nhiều hơn. Nói cách khác, tỷ lệ nhấp có thể cải thiện thứ hạng và thẻ meta description gián tiếp giúp bạn thực hành SEO thành công.

Một số lưu ý khi tạo thẻ mô tả meta

Đoạn meta description của bạn phải truyền tải chính xác và tóm tắt nội dung trang của bạn trong vòng một hoặc hai câu. Dưới đây là các lời khuyên để giúp bạn tạo một mô tả meta tốt:

  • Giữ chiều dài tối đa 155 ký tự. Tốt nhất nên trong khoảng 120 – 150 ký tự. Nếu quá dài, Google sẽ cắt bớt nó ngay giữa những gì bạn muốn nói. Nếu bạn sử dụng mô tả meta với lời kêu gọi nhấp chuột vào website, đó là một lời mô tả buồn tẻ. Và người tìm kiếm sẽ không biết họ sẽ nhận được gì. Trong 155 kí tự bạn phải thể hiện được nội dung của bài viết và trình độ chuyên môn cao.
  • Đừng quên bao gồm từ khóa trọng tâm của bạn nhưng tránh nhồi nhét bởi vì nó thể khiến cả Google và người dùng coi kết quả của bạn là nội dung vi phạm.
  • Thêm lời kêu gọi hành động nếu có liên quan. Ví dụ: Xem thêm, Tìm hiểu thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí.
  • Tránh meta description trùng lặp bởi vì chúng có thể gây ra cho bạn một số vấn đề trùng lặp nội dung nghiêm trọng. Mỗi một trang cần sử dụng một thẻ mô tả meta khác nhau.
  • Không bao gồm dấu ngoặc kép trong code HTML của meta description.
Hãy chú ý khi tạo thẻ mô tả meta
Hãy chú ý khi tạo thẻ mô tả meta

Tổng kết

Thẻ mô tả meta giống như quảng cáo. Nó sẽ thuyết phục người dùng rằng trang của bạn cung cấp đúng nội dung mà họ đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn hãy viết đoạn mô tả sao cho độc đáo và có ý nghĩa.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Mình hi vọng những thông này sẽ hữu ích cho bạn. Bạn có thể xem thêm những kiến thức về SEO tại đây nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)