Khi xuất bản một bài viết với những nội dung, thông điệp riêng muốn gửi gắm, chắc chắn điều mà chúng ta mong muốn nhất chính là những nội dung ấy có thể truyền đến với bạn đọc. Quá trình này được thực hiện nhờ cây cầu nối mang tên “các công cụ tìm kiếm”. Đối với một Blogspot, duy chỉ có nội dung hay thôi là chưa đủ. Bên cạnh hay, chúng ta còn phải biết trình bày nội dung sao cho hợp lí để có thể tối ưu cho các công cụ tìm kiếm. Một bài viết có sự chỉn chu, đầu tư về nội dung sẽ dễ dàng được tiếp cận cũng như giúp cho từ khóa được tăng mức xếp hạng.
Mục Lục
Phương pháp tối ưu bài viết
Cách trình bày bài viết
Trang web trợ giúp của Google có hẳn một bài viết dài về hướng dẫn dành cho người mới làm quen với Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO) hay trên mạng không thiếu những bài viết dạng này. Vấn đề mình muốn đề cập trong bài viết này không phải là những dạng hướng dẫn viết bài chuẩn seo, viết bài lên top Google,v.v.., vì mình không giỏi vấn đề đó. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là cách bạn trình bày nội dung làm sao để bài viết của bạn tối ưu cho các công cụ tìm kiếm.
Cách trình bày bài viết không khó hoàn toàn thủ công nhược điểm mất thời gian nhưng theo mình nghĩ bạn đã viết ra được một bài viết hay thì chắc chắn bạn sẽ không ngại chỉnh sửa bài đăng cho dù có mất nhiều thời gian.
Khi bạn tạo bài viết mới hay chỉnh sửa bài cũ, phía trên công cụ soạn thảo góc trái có hai mục Viết và HTML mà thông thường bạn vẫn sử dụng mục Viết cho trực quan dễ soạn thảo hay chỉnh sửa, nhưng để tạo một bài viết tối ưu bạn cần thiết phải chỉnh sửa nội dung trong mục HTML do đó bạn cần có chút ít kiến thức về code cụ thể là các cặp thẻ tag như: thẻ tiêu đề h, thẻ ul,li, thẻ ol, li, thẻ p, thẻ img, thẻ a,v.v..
Sử dụng các thẻ và các thuộc tính cho ảnh
Nội dung bài viết mình vẫn chỉ sử dụng duy nhất một thẻ h3 để đặt tiêu đề cho các đoạn văn bản nhỏ. Nội dung bài viết có nhiều đoạn văn bản nhỏ do đó cần có các thẻ tiêu đề con, bạn có thể sử dụng các thẻ tiêu đề từ h2 cho đến h6.
Trong thẻ img của ảnh cần thêm thuộc tính alt cho mô tả ngắn và thuộc tính title cho mô tả dài. Mình vẫn thường dùng để đặt tên cho thuộc tính với alt cho bức ảnh. Còn title mình lấy theo tiêu đề bài viết.
Trong blogspot không sử dụng thẻ p cho soạn nội dung bài viết là một nhược điểm rất lớn. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công cụ tìm kiếm. Hãy thử tưởng tượng cả nội dung văn bản dài chỉ gói gọn trong phần tử element post-body làm sao để công cụ tìm kiếm xác định lọc lấy từ khóa. Thẻ đơn br trong html nó chỉ có tác dụng xuống dòng ngoài không có tác dụng gì do đó cần thay thế bằng cặp thẻ p làm cho văn bản có ý nghĩa.
Văn bản liên kết
Nếu văn bản có chèn liên kết cần sử dụng đến các thuộc tính cho thẻ tag a, các thuộc tính như rel, title phải có. Nếu đó là một liên kết ngoài không có trong blog sử dụng thuộc tính rel=”nofollow”, thuộc tính title lấy tên cho văn bản, thêm noopener trong thuộc tính rel nếu liên kết được mở trong một trang mới
<a href=”https://example.com” rel=”nofollow noopener” target=”_blank” title=”văn bản liên kết”>văn bản liên kết</a>
Ngoài ra cần thêm màu cho văn bản liên kết phân biệt với văn bản liên kết. Sử dụng các cặp thẻ b hoặc strong để bôi đậm những văn bản ngắn trong một đoạn văn bản dài khi muốn nhấn mạnh. Hãy kiểm tra thật kỹ các văn bản tránh để sai lỗi chính tả. Việc này sẽ gây khó khăn cho người đọc và công cụ tìm kiếm.
Bố cục nội dung bài viết khi chỉnh sửa bên mục HTML
<p>Văn bản mở đầu bài viết khoảng 2 đến 3 dòng</p>
<h3>Tiêu đề</h3>
<p>Văn bản dài, <b>văn bản quan trọng</b>, văn bản</p>
<p>Văn bản, <a href=”https://example.com” rel=”nofollow noopener” target=”_blank” title=”văn bản liên kết”>văn bản liên kết</a></p>
<div class=”separator”>
<img alt=”Tên ảnh” src=”Link ảnh” title=”Tiêu đề bài viết”>
</div>
<p>Các đoạn văn bản dài</p>
<h3>Tiêu đề</h3>
<p>Các đoạn văn bản dài</p>
<div class=”separator”>
<img alt=”Tên ảnh” src=”Link ảnh” title=”Tiêu đề bài viết”>
</div>
<p>Các đoạn văn bản dài</p>
Một vài lưu ý
Khi chỉnh sửa lại nội dung bên mục HTML bài viết tuyệt đối không được chuyển qua lại mục Viết vì các thẻ p sẽ tự động chuyển thành thẻ div, thay vào đó chọn Cập nhật luôn bài viết
Nên lưu nội dung đã chỉnh sửa của mỗi bài trong notepad để lỡ có quên chuyển qua mục Viết thì có cái copy paste cho nhanh đỡ mất thời gian
Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm
– Quét dữ liệu, lấy danh sách. Công cụ tìm kiếm sẽ dò quyết và lấy dữ liệu từ tất cả các website trên thế giới. Nó sẽ nhận dạng nội dung của các website này thông qua các thẻ tiêu đề, meta tag.
– Xây dựng chỉ mục. Công cụ tìm kiếm sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ website của bạn. Sau đó, nó sẽ lưu vào hệ thống thông tin của mình. Quá trình này thường được nhắc đến bằng thuật ngữ Index. Sau khi hoàn tất thì website của bạn có thể xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm.
– Xử lý dữ liệu. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ xử lý dữ liệu đã lưu lại; so sánh cụm từ được truy vấn với các trang web đã lưu trong hệ thống.
– Tính toán độ liên quan. Công cụ tìm kiếm sẽ tính toán độ liên quan giữa cụm từ truy vấn. Từ đó chọn lọc ra những website tương ứng cao nhất với truy vấn của người dùng.
– Trả về kết quả. Website ở vị trí càng cao thì có chất lượng càng tốt. Đây chính là mục tiêu cuối cùng của hoạt động SEO.