Tìm hiểu về time on page và time on site trong công tác SEO

Cả time on page và time on site đều là yếu tố để Google đưa ra đánh giá về chất lượng nội dung cho một landing page SEO. Các người mới tìm hiểu về SEO có thể còn hơi mơ hồ về hai khái niệm này. Nhưng về cơ bản thì hai khái niệm này khá dễ hiểu. Time on page là thời gian trung bình của một người dùng truy cập vào một trang cụ thể nào đó của site. Còn time on site là thời gian trung bình truy cập vào site. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hai khái niệm này ngay sau đây nhé.

Về time on page

Khái niệm

Time on page (thời gian trung bình trên trang) là lượng thời gian trung bình người dùng truy cập vào một trang hay tập hợp các trang được chỉ định nào đó trên site.

Cách tính

Sẽ có các trường hợp xảy ra như sau:

  • Người dùng truy cập vào trang rồi thoát ra ngay mà không có thêm tương tác nào trên trang. Google sẽ cho đó là hành động bỏ trang (bounce rate). Và time on page trong trường hợp này bằng 0.
  • Người dùng truy cập vào trang, và có một số hành động tương tác khác ví dụ như like, xem ảnh, video, …. hoặc được điều hướng sang page khác, khi đó ta có công thức tính time on page: Time on page = truy cập tương tác cuối cùng – thời điểm truy cập vào trang.
  • Sau khi cài Google Analytics, bạn truy cập vào Google Analytics, truy cập hành vi –> nội dung trang web –> tất cả các trang để xem tỷ lệ time on page (thời gian trung bình trên trang).

Về time on site

Theo Google Analytics, time on site là lượng thời gian trung bình của một phiên (session) trên toàn bộ website. Hay nói các khác, time on site chính là tổng time on page từ người dùng trên cùng một phiên.

Time on site chính là tổng time on page
Time on site chính là tổng time on page

Yếu tố nào cần được quan tâm hơn?

Với mình thì tỷ lệ time on site không phải là KPI chính khi làm SEO. Cái cần quan tâm nhất chính là tỷ lệ time on page của một landing page SEO. Với một trang nội dung có ích, mang lại giá trị thì người dùng sẽ ở lại trang lâu; nghĩa là time on page cao.

Thay vì xem thời lượng trung bình cho các trang trên toàn bộ trang web của bạn (time on site), bạn có thể sử dụng Google Analytics để xác định thời gian trung bình dành cho các trang cụ thể (time on page). Điều này cho phép bạn hiểu sâu hơn về cách người dùng hành động không chỉ trên trang web của bạn nói chung; có còn có ích trên mỗi trang cụ thể trong đó.

Cách tối ưu hóa SEO tăng time on page cho landing page SEO

Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ time on page rất quan trọng. Dưới đây mình xin giới thiệu một số cách để tăng tỷ lệ time on page cho landing page SEO:

Cần viết bài dài và cung cấp đầy đủ thông tin

  • Viết bài dài, đầy đủ nội dung, rõ ràng các ý.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin và kiến thức cho người dùng.
  • Nếu bài quá dài có thể sử dụng thẻ rel= “canonical” để phân chia bài viết thành nhiều page. Cách này còn rất tốt giúp các bạn chơi quảng cáo để có số lần hiển thị quảng cáo nhiều hơn và phù hợp với khách truy cập của bạn hơn.

Nên chèn video

Đây là cách khá phổ biến thường được áp dụng. Khi chèn video, khách truy cập thường mở video xem thì time on page của bạn chắc chắn sẽ tăng.

Có thể tạo popup hoặc form

Khi khách truy cập landing page, bạn có thể mở 1 popup để khách đăng ký nhận khuyến mại, bản tin, thông báo,… Hoặc cách khác chúng ta có thể tạo form cho khách hàng để lại ý kiến, tuy nhiên ở Việt Nam khách hàng rất ít khi mua sản phẩm rồi quay lại để ý kiến hoặc đánh giá sản phẩm.

Nên tạo các comment trên landing page SEO

Không phải loại landing page nào cũng chèn được comment, thường thì chúng ta sẽ chèn vào trang chi tiết sẽ hiệu quả hơn. Nếu trang chủ là 1 landing page mà vừa là SEO, vừa là Sale thì nên áp dụng chèn theme comment sẽ giúp tăng time on page.

Tối ưu internal link website

Internal link (liên kết nội bộ) là đường dẫn tới những bài viết có nội dung người dùng có thể quan tâm trên trang web. Đây là cách mà các nhà quản trị trang web sử dụng khá phổ biến bởi những giá trị nó mang lại.

Có thể mở tab mới với external link

External link nếu không mở trong tab mới sẽ khiến khách hàng thoát khỏi trang của bạn ngay. Tạo các nút chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội cũng rất hay. Đây cũng là cách phổ biến thường hay dùng, bạn tạo các nút chia sẻ mạng xã hội hoặc có thể tăng tương tác bằng các nút like, share, đánh giá…

Có thể mở tab mới với external link
Có thể mở tab mới với external link

Phân tích hành vi người dùng truy cập trang

Một trong những việc đầu tiên cần thực hiện khi muốn tăng time on site chính là phân tích hành vi của người dùng truy cập trang. Những số liệu được cung cấp từ Google Analytics sẽ biết người dùng truy cập trang của bạn đến từ đâu. Song song đó, bạn cũng biết được rằng website nào của bạn đang thu hút khách hàng nhất. Từ đó nhằm điều hướng người dùng đến những trang có nội dung thú vị; hoặc những trang mà khó tiếp cận được với họ. Bạn cũng có thể xem những website nào có tỷ lệ thoát nhiều nhất; hoặc bỏ trang ngay lập tức và tìm ra nhược điểm để khắc phục cho trang của bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn thành công với công tác SEO! Đừng quên like và share nếu thấy hữu ích! Xem thêm về kiến thức SEO tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)